Wednesday, August 31, 2011

STORY OF THE CORDYLINE PLANT


“Oh Master, can you save our lives?”
A woman and her five young children cried
“What can I do for you?”
– “It is just simple, please, please don’t ring the morning bell”
Or we all have to go to hell...
 
The Monk did not wake his novice  to ring the bell as usual
He was praying quietly when his neighbor, a butcher   shouted in anger…
" I  rely on your morning bell to wake up and kill pigs to sell to the market
It is too late now, what can I do today!!!”


The Monk told the Butcher his dream last night
"A mother and five babies came to me and cried
And asked me to skip the bell to save their lives…"
“That’s nonsense!” the butcher said and went away…


He came home and saw his wife smile
“We are lucky, the pig had five babies. How nice!
It is so good that you didn’t kill her today…”
His wife looked at him in surprise
To see him so terrified...


The Butcher told his wife the story
The Monk told him this morning
The couple was filled with regrets
They had caused so many deaths...

The Butcher came to the pagoda to bare his heart to the Monk
He stuck his knife in the soil and raised his voice
“I never kill again for all my life”
His knife rested in peace
From Mother Land, right in that place, appeared a tree
It has bloody leaves
That look like knives
It is the Cordyline...



Once upon a time ....






















A FAIRY

Once upon a time
There was a fairy
Who had the magics
To turn everything
Into what she wished...
She turned a turkish
Into an elephant
She turned a hen
Into an egg
She turned a bed
Into a couple
She turned a bamboo
Into a hat
She turned a bag
Into a pillow
She turned a bowl
Into a dish...


I make a wish
To stay what I am...

By LANTOURGUIDE

Sunday, August 28, 2011

GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ

Ở cố đô Huế, trong nhân gian thường nghe hai câu hò rất thi vị đã đi vào lòng người dân miền sông Hương núi Ngự trong nhiều thế kỷ từ khi chùa Thiên Mụ được hoàn thành. Hãy lắng lòng nghe tiếng hò trên sông Hương vào một đêm khuya:


Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương





Gió đưa cành trúc la đà:


Một cơn gió thoảng qua ru nhẹ cành trúc la đà đang soi mình trên dòng sông Hương Giang lửng lờ trôi. Một hình ảnh thật nên thơ! Hình ảnh này còn biểu hiện gì nữa không?


Nếu ai có dịp bước vào Tu viện Kim sơn sẽ thấy hai câu thi kệ, có một hình ảnh tương tự đầy thiền vị:


Gió về trúc dậy lao xao


Gió đi trúc lặng tiếng chào cũng không





Một hình ảnh khác cũng không kém phần lý thú trong câu chuyện phong phan: “gió động hay phan động”. Sau hơn 15 năm ẩn dật, Lục Tổ Huệ Năng bắt đầu sự nghiệp hoằng pháp. Ngài đến chùa Pháp Tánh tại Quảng Châu, gặp lúc Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết Bàn. Trước chùa có hai vị sa di đang tranh luận khi thấy gió thổi phan (phướn) bay qua bay lại. Một vị nói “phan động”. Vị kia nói “gió động”. Ngài Huệ Năng tiến đến nói: “Không phải gió động, không phải phan động, chính tâm các ông động”. Cả chúng đều ngạc nhiên. Hai vị sa di mỗi người chấp một bên nhìn phiến diện nên có sự tranh cãi. Trái lại nếu biết các pháp duyên khởi thì không có gì phải tranh luận.


Trong thế giới của người thường thì vạn vật có trong có ngoài, có tới có đi, có sanh có diệt. Còn người giác ngộ nhìn vào trong thế giới thì không thấy thế giới mà chỉ có thấy Pháp giới, tức là thấy tính duyên sinh của mọi sự mọi vật. Nhỏ không trong mà lớn không ngoài. Cái này không nằm trong cái kia mà cái tất cả nằm trong cái một và cái một trong cái tất cả.


Gió đưa cành trúc la đà là một hình ảnh tuyệt đẹp của thế giới người thường vì thế giới này được nhìn bằng tâm phân biệt. Tâm phân biệt không nhìn thấy thực tướng của vạn pháp. Vì vậy mà tiếng chuông Thiên Mụ đã có mặt để thức tỉnh lòng người.





Tiếng chuông Thiên Mụ:


Chuông Thiên Mụ thuộc loại Đại Hồng Chung lớn nhất ở cố đô Huế. Đại Hồng Chung được thỉnh lên trong những dịp lễ lớn bằng ba hồi chuông trống Bát Nhã, hoặc vào lúc sáng sớm (4 giờ rưỡi) cuối canh tư đầu canh năm hoặc lúc chiều tối. Tiếng chuông chùa vượt không gian và thời gian trên vọng tới thiêng đàng, dưới vọng tới địa phủ. Trên cõi thiên đàng mà nghe tiếng chuông thì chư thiên biết mình đang có may mắn sống trong hạnh phúc. Dưới cõi âm mà nghe tiếng chuông thì người ta thức tỉnh, bớt đau khổ và lo sám hối niệm Phật để có hy vọng thoát khỏi khổ đau.


Tiếng chuông chùa cũng nhắc nhở người sống về cuộc đời giả tạm, vô thường, khổ đau và mau trở về quê hương nguồn cội. Đó là quê hương tâm linh, là sự sống trong giây phút hiện tại, là hải đảo tự thân nơi đó ta có thể tiếp xúc với Phật, với Tịnh Độ, với Tổ Tiên tâm linh và huyết thống.


Tiếng chuông chùa còn là nguồn cảm hứng cho văn nhân thi sĩ. Trương Kế, một thi sĩ nổi tiếng của Trung Quốc đã nhờ tiếng chuông chùa Hàn San mà làm được một bài thơ bất hủ được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới trong giai thoại sau đây:


Một đêm trăng thượng tuần, khoảng mồng ba, mồng bốn âm lịch, thi sĩ Trương Kế nằm trong khoang thuyền đậu ở bến Cô Tô, gần chùa Hàn San, cảm thấy hứng làm một bài thơ tứ tuyệt. Thi sĩ làm được hai câu thì bí:


Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên


Giang phong ngư hỏa đối sầu miên


Tạm dịch:


Trăng tà tiếng quạ kêu sương


Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ





Lúc đó, trên chùa Hàn San, sau giờ thiền tọa thầy trụ trì cùng đệ tử dạo quanh hoa viên, thấy trăng sáng huyền ảo ai cũng làm thơ. Thầy làm được hai câu rồi cũng bí:





Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung


Bán tự ngân câu, bán tự cung


Có nghĩa là: Đêm mồng ba, mồng bốn, trăng lung linh huyền ảo, nửa giống cái liềm bằng bạc, nửa giống vòng cung.


Thấy thầy mình cạn nguồn thơ, chú tiểu liền xin phép thầy góp ý và làm tiếp hai câu sau cho trọn bài thơ tứ tuyệt:


Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn


Bán phần trầm thủy, bán phù không


Có nghĩa là: Một phiến ngọc nay chia làm hai, nửa phần chìm đáy nước, nửa phần treo lơ lửng trong hư không.


Thầy trụ trì tấm tắc khen hay, hay quá và bảo đệ tử thỉnh ba tiếng đại hồng chung để tạ ơn Phật gia hộ cho thầy trò mình hoàn thành bài thơ.


Trong đêm khuya vắng lặng, tiếng chuông chùa làm thi sĩ Trương Kế giật mình tỉnh giấc, nguồn thơ được khai thông bèn làm nốt hai câu sau:


Cô Tô thành ngoại Hàn san Tự


Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền


Thi sĩ Tản Đà dịch cả bài:


Trăng tà tiếng quạ kêu sương


Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ


Thuyền ai đậu bến Cô Tô


Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San


Tiếng chuông chùa Hàn San đã giúp cho khách trần mà đại diện là thi sĩ Trương Kế ra khỏi giấc mộng con và giấc mộng dài để trở về sống trong giây phút hiện tại của tĩnh thức.


Tiếng chuông Thiên Mụ cũng đã ngân lên và đi vào lòng dân tộc, đánh thức bao nhiêu thế hệ tỉnh cơn mơ dài để trở về chơn tâm thường trú của mình.





Canh gà Thọ Xương:


Quả đất xoay vần, ngày đến đêm, tối rồi sáng. Mọi sự đi theo luật vô thường chuyển hóa. Sau đêm dài chìm trong bóng tối, sau tiếng chuông Thiên Mụ đến lượt tiếng gà Thọ Xương báo hiệu bình minh đang trở về. Nắng lên rồi, bóng tối sẽ chìm mất, nhường chỗ cho mặt trời soi sáng thực tại nhiệm mầu. Minh sanh thì vô minh diệt. Minh và vô minh vốn không hai, vì:





Vô minh thật tánh tức Phật tánh


Ảo hóa không thân tức Pháp thân


(Chứng Đạo Ca)


Phật tánh thanh tịnh vốn sẵn có trong lúc con người chìm đắm trong bóng tối vô minh phiền não đầy đau khổ. Mê tức phàm phu, giác tức Phật. Bật đèn tâm lên (tâm đăng) thì bóng tối từ vô thỉ biến mất dạng nhường chỗ cho tuệ giác thấy rõ thực tướng là vô tướng, vạn pháp duyên sanh như huyễn.


Mở đèn tâm tức phản văn tự kỷ theo lời dạy của Thiền sư Hương Hải:


Phản văn tự kỷ mỗi thường quan


Thẩm sát tư duy tử tế khan


Mạc giáo mộng trung tầm trí thức


Tương lai diện thượng đổ sư nhan


Hòa Thượng Thanh Từ dịch:


Hằng ngày quán lại chính nơi mình


Xét nét kỹ càng chớ dễ khinh


Trong mộng tìm chi người trí thức


Mặt thầy sẽ thấy trên mặt mình


Đại ý Ngài dạy cứ quan sát tự tâm mình cho đến khi nào thấy được khuôn mặt của Thầy (ý nói mặt Phật hay Phật tánh) trên khuôn mặt của mình (tức tự tâm của mình). Nếu cứ tiếp tục giữ ngọn tâm đăng sáng mãi thì dần dà hành giả sẽ tiến tới cảnh giới vô tâm, tâm bình đẳng vô phân biệt của người giác ngộ mà Thiền sư Hương Hải chỉ dạy cho Vua Lê Dụ Tông như sau:


Nhạn quá trường không


Ảnh trầm hàn thủy


Nhạn vô di tích chi ý


Thủy vô lưu ảnh chi tâm.


Hòa Thượng Thanh Từ dịch:


Nhạn bay trên không


Bóng chìm đáy nước


Nhạn không có ý để dấu


Nước không có tâm lưu bóng


Đêm đã khuya rồi, trời gần sáng. Chúng ta hãy lắng nghe tiêng chuông huyền diệu của chùa Thiên Mụ vào lúc canh gà Thọ Xương cất tiếng gáy chào đón bình minh:


Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe


Tiếng chuông huyền diệu


Đưa về nhất tâm


Boong…Boong…Boong………


TÂM ĐĂNG











HOME

PREPARE FOR YOUR GOOD IMAGES TO THE LOCALS
WHERE TO GO? WHERE TO STAY? WHAT TO DO?
VIETNAM HISTORY & CULTURE & PEOPLE
VIETNAMESE ABC SONG - A BASIC VIETNAMESE LESSON


MY BOOK: MY SON - WORLD HERITAGE IN YOUNG HANDS - DSTG TRONG TAY THẾ HỆ TRẺ
COLLECTIONS ON GARDENS & HERBS & COOKING & TAILOR & FASHION & SHOPPING

FAVORITE TOURS
STORY TELLING :)













SUY NGẪM


Trăng tròn đâu có khuyết
  Bởi quả đất xoay vần đó thôi
  Thịnh suy chỉ là một
  *
  Tai họa từ đâu đến
Tự ta hay tự trời
Không đâu giáng họa cho ta cả
*
  Đời vẫn là bể khổ
Đời vẫn là niềm vui
Khổ vui – vui khổ tại tâm người
*
Sống, chưa chắc đã sống
Chết, chưa hẵn đã chết
Xem lại hành trang rồi mới hay
*
Hơn thua để làm chi
Hai bên chẳng được gì
Sao người đời mãi tranh tụng
*
  Nghe, nhìn đừng vướng mắc
Như mây lững lờ trôi
Như giòng nước xuôi về biển cả
*
Người đẹp tự tâm sinh
Ngay gian đều rõ biết
Có khó gì đâu mà kiếm tìm
*
Phước, ẩn tàng chữ họa
Khổ, hiển lộ niềm vui
Hằng tĩnh giác có ngày liễu ngộ
*
Có gì đâu ta mãi nguyện cầu
Tâm chơn đời an lạc
Tâm vọng đười khổ đau
*
Trăng lu bởi mây che
Mây qua rồi trăng sáng
  Có gì đâu mà phải bận lòng
*
Qua đêm rồi đến ngày
Hiểm nguy đừng sợ hãi
Vững tâm ý ta sẽ thành công
*
Không may gặp hoạn nạn
Bạn bè tứ tán kiếm đâu ra
Phước thay còn có mẹ cha
*
Bạn bè khắp châu quận
Tri kỷ chẳng mấy ai
Bá Nha Tử Kỳ thật quá hiếm
*
Ngày tháng quá đi mau
Như nước chảy qua cầu
Công việc đừng hẹn qua ngày khác
*
Nghèo chưa chắc đã khổ
Giàu chưa chắc đã vui
Khổ vui còn tùy theo cảnh ngộ
* 
Đời đâu có khổ, khổ tại người
Tham sân si hãy dứt bỏ
Đời sẽ rạng ngời
*
Bình tĩnh, khổ nạn qua
  Giao động càng rối rắm
Đó là lẽ thật, cần nghĩ suy


NGUYỄN VIẾT Ô MAI LUÂN


Monday, August 22, 2011

LAN, listen!

LAN, listen!

Let's live, love, learn, labor and laugh
Adore every moment of life
Nuture your mind with beautiful thoughts


Let's use the precious L's
And try to do the best yourself
Never give up your will to work


Wishing you 
A LUCKY AND NOBLE LIFE!









HOA SEN

Hoa Sen
Chúm chím
Nụ cười vô ưu
Gửi hương theo gió
Tặng đời thương yêu
*
 Hoa Sen nở rộ
Phật bước khoan thai
Huy hoàng ánh sáng Như Lai
Mở đưởng giải thoát trần ai bớt phiền!
 *
Giữ mình cho giống hoa Sen
Sống giữa bùn, chẳng hư hèn tanh hôi
Tỏa hương thơm ngát tặng đời
Làm gương trong sáng cho người noi theo
 
 NGUYỄN THỊ LÂN